NỘI DUNG BÀI VIẾT
Dịch vụ khử trùng silo – hun trùng hàng hóa bên trong silo
Công ty Kiểm dịch và khử trùng quốc tế IFC-HN chuyên cung cấp dịch vụ khử trùng silo. Cung cấp các dịch vụ hun, khử trùng si lô chứa hàng. Diệt mọt, côn trùng gây hại trong silo.
Tại sao cần phải khử trùng hàng hóa trong silo?
Trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi, silo là vị trí đặc biệt quan trọng trong việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
Hàng hóa nguyên liệu sau khi nhập về nhà máy thường được chứa trong các kho hàng hoặc trong silo chứa. Việc sử dụng silo chứa hàng sẽ giúp cho việc kiểm soát chất lượng hàng hóa tốt hơn. Tuy nhiên việc bảo quản hàng hóa trong silo cũng có những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc kiểm soát sự tấn công cắn phá của côn trùng gây hại
Việc lưu trữ lượng hàng lớn trong silo cũng sẽ gây nguy cơ phát sinh các loại côn trùng gây hại
Mọt hay các loại côn trùng gây hại khác sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm
==> Do đó việc khử trùng silo là một nhiêm vụ cần thiết và rất quan trọng nhằm bảo quản hàng hóa, nông sản tránh các yếu tố từ các loại côn trùng gây hại.
Quy trình xông hơi khử trùng silo
Thông thường có thể phân chia silo làm 2 loại: silo bằng bê tông xi măng và silo làm bằng thép. Tùy thuộc vào từng kết cấu mà ta sẽ đưa ra các phương án khử trùng silo sao cho phù hợp, hiệu quả nhất
I. Khảo sát và đo đạc:
>> Khảo sát khu vực xung quanh Silo: khu dân cư, cửa thông gió (chính, phụ), hệ thống quạt đảo khí có sẵn của Silo, độ kín của Silo (Silo bằng sắt thép hoặc xi măng)
>> Khảo sát hàng hóa: loại hàng, khối lượng, thể tích, nhiệt độ và độ ẩm của hàng hóa, nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
>> Khảo sát tình hình dịch hại: xác định loài chính, loài phụ, các giai đoạn phát dục.
>> Đo đạc: đo kích thước Silo hoặc do nhà máy cung cấp số lượng tấn hàng hóa để quy đổi ra liều lượng thuốc sử dụng khi khử trùng silo.
II. Công tác chuẩn bị:
1.Nhân lực:
Chuẩn bị số lượng người cần thiết.
2.Vật tư trang thiết bị:
Thước, nón bảo hộ, găng tay bảo hộ, khẩu trang bảo hộ, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, pump phát hiện khí độc, biển cảnh giới, thang, đèn pin, giấy kraft, hồ dán, dụng cụ y tế,…
3.Thao tác:
> Seal kín hệ thống, các cửa thông gió, quạt hút của Silo, các nắp, khe hở.Đối với Silo có sẵn hệ thống đảo khí thì ta cần nối hệ thống đảo khí của ta chung với hệ thống đảo khí của Silo và đặt đường ống từ trên đỉnh
> Silo xuống đáy theo chiều gió từ trên đỉnh xuống đáy.Đối với Silo không có sẵn hệ thống đảo khí quy trình ta cũng làm như trên nhưng cần sự hỗ trợ của nhà máy tạo ra một đường ống để gắn máy đảo khí vào đáy Silo.
III.Thử áp suất:
Công việc thử áp suất nhằm kiểm tra độ kín của Silo:
+ Đặt dụng cụ đo áp suất vào vị trí đã được đánh dấu từ trước, áp kế cũng phải được kiểm tra trước khi sử dụng.
+ Gắn máy hút khí sau đó làm kín.
+ Vặn máy hút khí để tạo áp âm bên trong cây hàng.
+ Thời gian để cần cho sự giảm áp từ 500 Pascals đến 250 Pascals là khoảng 15 phút.
IV.Thao tác khử trùng silo:
Đội trưởng thông báo với người quản lý Silo: yêu cầu người ra khỏi khu vực khử trùng
1.Mang vật tư thiết bị vào Silo ( cần kiểm tra số lượng và chủng loại)
2.Kiểm tra tổng quát Silo:
Đặt, dán biển cảnh giới.
Phải đảm bảo có sẵn các thứ sau đây:
Đủ thuốc.
Dây dù, túi vải.
Các vật liệu seal kín Silo.
Ống dẫn khí, dây ruột gà.
Cửa thử áp suất phải được dán kín.
3.Đội trưởng tiến hành tập hợp, kiểm diện công nhân, nhận báo cáo tình hình chuẩn bị, kiểm tra lần cuối, sau đó cho tiến hành đặt thuốc.
4.Đặt thuốc:
Bố trí người đeo mặt nạ, mở thuốc ngoài Silo, nơi khô ráo trống trãi.
Thời gian đặt thuốc tối đa cho mỗi lô hàng là 15 phút.
Bố trí người đặt thuốc.
Giăng dây dù trong Silo, bỏ thuốc vào túi vải, treo lên dây dù đã được giăng.
Chú ý:
Khi đặt thuốc phải mang mặt nạ bảo hộ, găng tay bảo hộ, giày bảo hộ.
Các viên thuốc không được để chồng lên nhau, không đặt dồn đống thuốc , tối đa 200gram/m2.
Không hút thuốc, ăn quà vặt khi đặt thuốc.
V.Cảnh giới:
Nhiệm vụ của cảnh giới là:
Kiểm tra biển báo cảnh giới.
Kiểm tra rò rỉ thuốc bằng các dụng cụ đo
Xử lý sự cố.
Kiểm tra nồng độ thuốc:
Lần 1: 10 tiếng đồng hồ sau khi đặt thuốc.
Lần 2: 12 tiếng đồng hồ sau khi đặt thuốc.
Lần 3: 14 tiếng đồng hồ sau khi đặt thuốc.
>> Khi kiểm tra phải có 2 người đi cách nhau tối thiểu 5m.
>> Phải ghi tất cả các số liệu kiểm tra vào sổ cảnh giới: kết quả kiểm tra nồng độ, thời điểm, sự cố, xử lý sự cố.
>> Ngăn chặn người lạ vào nơi khử trùng trong suốt thời gian ủ thuốc.
>> Phải sử dụng mặt nạ bảo hộ khi cần bổ sung thuốc.
VI.Thông thoáng và nghiệm thu công tác khử trùng silo:
Đối với việc khử trùng bằng phosphide thời gian ủ thuốc tối thiểu là 72 giờ, sau khi đủ thời gian ủ thuốc sẽ tiến hành thông thoáng theo các bước sau:
Mở niêm phong cửa Silo, mở tất cả các cửa Silo để được thông thoáng.
Mở các giấy krapf đã được dán, các vật dụng để làm kín để trả lại hiện trạng ban đầu cho Silo.
Thu dọn bã thuốc sạch sẽ, không để văng vãi và phun thuốc sát trùng xung quanh Silo.
Nghiệm thu khử trùng Silo: xả hàng đã được khử trùng để lấy mẫu (tùy thuộc theo cách lấy mẫu nghiệm thu của từng nhà máy).
Các loại thuốc để khử trùng hàng hóa trong silo:
Thuốc phun khử trùng Actellic 56EC
Quý khách cần khử trùng silo hãy Inbox hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn ngay lập tức
Công ty TNHH Khử trùng Quốc Tế- Chi Nhánh Hà Nội( IFC-HN)
Số 11 đường ngõ 39 Đoàn Quang Dung- Trâu Quỳ-Gia Lâm- HN
Hotline : 0901.979.996- Zalo : 0971688596
Pingback: Dịch vụ xông hơi khử trùng số 1 - Diệt mọt nông sản tại TP Hồ Chí Minh - khutrungquocte.com.vn